Chú Giải Tin Mừng Thứ Năm Tuần XVI Mùa Thường Niên (Mt 13,10-17) | Giáo Phận Phú Cường

CHÚ GIẢI TIN MỪNG
THỨ NĂM TUẦN XVI MÙA THƯỜNG NIÊN
TIN MỪNG: Mt 13,10-17

Noel Quesson - Chú Giải

Bài đọc I: Xh 49,1-2.9-11.16-20

Con cái Israel đến (sa mạc) núi Sinai.

Đây là một trong những giai đoạn quan trọng: Tại Sinai Thiên Chúa đợi những người này, để lập Giao ước với họ, ban luật Người cho họ.

Họ dựng nhà xếp ở miền núi.

Khung cảnh thật cảm động: trong sa mạc, dưới ánh mặt trời chói chang, ngọn núi dựng đứng... dưới chân ngọn núi bao quát này người ta dựng trại... đôi mắt say mê thỉnh thoảng hướng nhìn đỉnh núi…

Chủ đề "núi" sẽ được lấy lại trong Tin Mừng: núi biến hình, núi phúc, núi cây dầu, núi lên trời.

Và các nhà thần bí (thánh Gioan thánh giá, thánh nữ Têrêsa sẽ nói về việc "lên núi Camêlô " để biểu trưng cho đời sống thiêng liêng.

Hình ảnh này nói gì với tôi? Tôi có thuộc vào số người thử mạo hiểm lên núi cao không? Với những liều lĩnh, nhưng cũng với những chân trời ngây ngất từ các đỉnh cao.

Chúa phán cùng Môsê rằng: “Ngay bây giờ Ta đến cùng ngươi trong đám mây dày đặc”.

Chính Thiên Chúa sáng kiến về cuộc gặp gỡ này.

“Mây" trong trọn truyền thống Kinh Thánh, sẽ còn là dấu hiệu sự hiện diện thần linh. Chúng ta sẽ gặp lại biểu tượng này trong cảnh Chúa Giêsu biến hình trên núi Tabor. Thiên Chúa tàng ẩn. “Thiên Chúa trong đám mây dày đặc”. Mong đúng như vậy! Và chúng ta ao ước cuộc gặp gỡ nhãn tiền.

Sáng sớm ngày thứ ba, có sấm chớp và một đám mây dày đặc bao phủ khắp núi.

Sấm chớp, cả một cảnh tượng vinh quang và quyền năng.

Đứng trước giông bão, con người thật nhỏ bé. Lại một biểu tượng hùng hồn. Đối với người Do Thái, chỉ được che chở nhờ chỗ cư ngụ mỏng manh là những mái lều du mục của họ đó là một thử thách làm họ nhớ đời: Truyền thống Kinh Thánh lại dùng những nét này để tạo nên bối cảnh của mọi cuộc thần hiện: mỗi lần Thiên Chúa can thiệp một cách đặc biệt, hành động của Người được vây phủ bằng "lửa" và “sấm”. Lễ Ngũ tuần sẽ được ghi bằng dấu chỉ này.

Thiên Chúa của giông bão, Thiên Chúa gây kinh hoàng, Thiên Chúa quyền năng, Thiên Chúa của núi Sinai. Phải chiêm ngắm Người như thế, dưới khía cạnh đáng sợ này, để nếm hưởng hơn nữa khía cạnh khác Người muốn xuất hiện. Chúa Giêsu con trẻ yếu đuối của hang đá Bêlem, con người ở Nadarét, sự hiền dịu của Thiên Chúa.

Dân chúng kính sợ. Bấy giờ Môsê dẫn dân chúng ra ngoài trại đứng dưới chân núi nghinh đón Thiên Chúa. Cả núi Sinai đều bốc khói, vì Chúa ngự xuống trên núi trong ngọn lửa và núi rung chuyển dữ dội.

Gặp gỡ Thiên Chúa.

Vài thế kỷ sau, sứ ngôn Elia, thất đảm, sẽ đến đây, Horeb, để lại “gặp Chúa quyền năng”. Nhưng Thiên Chúa sẽ cho ông hiểu rằng “Người không có trong giông bão... Chẳng có trong lửa... nhưng trong làn gió thoáng" (Lv19,9-13). Như

thế phải biết sử dụng các hình ảnh và không nên dừng lại ở đó.

Môsê thưa và Chúa đáp lại… Chúa gọi Môsê, và Môsê lên trên đỉnh núi.

“Lời Chúa”, phương tiện Chúa thường dùng để hiện diện.

Suy gẫm Kinh Thánh, tâm sự khi cầu nguyện là Sinai, khiêm tốn hơn, của chúng ta. Lạy Chúa, xin giúp chúng con nghe lời Chúa, gặp gỡ Chúa.

Bài đọc II: Gr 2,1-2.7-8.12-13

Có lời Đức Giavê đến với tôi: "Hãy la lớn vào tai Giêrusalem”.

La lớn vào tai.

Chúng ta giống các người điếc. Thiên Chúa cũng bất lực để làm cho người ta nghe Người.

Ta nhớ lại tình cảm của người thời xuân trẻ trung, người đã theo Ta vào sa mạc.

Thời gian ở sa mạc là thời gian mối tình đầu, lòng nhiệt thành lúc ban đầu của Israel, Giêrêmia sẽ thường nói về hình ảnh này (cô vợ trẻ) vì nó ám hại với tính khí dịu hiền của ông (Gr 7,34 - 19,9 - 25,10 - 33,11).

Ta đã dùng thời giờ để chiêm ngắm hình ảnh tốt đẹp này, để gợi lên tình mến mà Thiên Chúa chờ đợi nơi tôi.

Ta đã đem các ngươi vào xứ có vườn quả sum sê, để các ngươi được no thỏa hoa trái và tài sản.

Chủ tâm của Thiên Chúa là làm cho chúng ta hằng được no thỏa phúc lành. Xin cảm tạ Chúa.

Nhưng vừa ở yên các ngươi đã làm nhơ uế xứ sở Ta, đã biến cơ nghiệp Ta thành nơi ghê tởm.

Đó là nỗi thất vọng của Thiên Chúa.

Người ta đến phá tan tành công trình của Người.

Các tư tế đã không hỏi: “Đức Giavê ở đâu?”

Những người luật sĩ đã không biết Ta.

Các người mục tử đã trỗi dậy chống Ta.

Các ngôn sứ tuyên sấm nhân danh Ball. Chúng đi theo các thần bất lực.

Giêrêmia dám chống lại mọi hạng người hữu trách trong dân. Các vị tư tế không chu toàn phận vụ chính yếu của mình là hướng dẫn con người đến với Thiên Chúa "đặt câu hỏi về Thiên Chúa”: “Đức Giavê ở đâu?” Các thầy ký lục, chuyên môn về lề luật, đã bỏ bê nhiệm vụ chính yếu của mình là: nhận biết Thiên Chúa và làm cho kẻ khác nhận biết Người. Các thầy tư tế các kẻ khôn ngoan phản bội. Các vua chỉ làm theo ý mình, thay vì làm chính trị theo tin thần của Thiên Chúa; các kẻ có uy quyền, các người có trọng trách phản bội xứ sở. Các ngôn sứ cũng thế, đã chọn giải pháp, dễ dãi đi theo chiều hướng tôn giáo nhân gian đưa đến việc thờ cúng thần Baal. Những người có trách nhiệm từ chức.

Tôi cầu nguyện cho tất cả những ai đang có trách nhiệm trong quốc gia cũng như trong Giáo hội. Tôi cầu nguyện cho các linh mục ngày Nay, để họ nên những con người của Thiên Chúa. Tôi cầu nguyện cho các giáo lý viên để họ thực sự làm cho việc hiểu biết Chúa đước tiến triển hơn.

Tôi cầu cho các vị lãnh đạo quốc gia, cho chính quyền các cấp cho các người có trách nhiệm trong các hiệp hội, xí nghiệp, nghiệp đoàn, để họ chuyên lo việc công ích theo ý Chúa. Tôi cầu cho các nhà giáo, cho các ký giả báo chí, cho các thông tín viên, các nhà nghiên cứu, để họ phát động chân lý bất cứ bằng giá nào.

Các tầng trời hãy kinh ngạc, hãy sững sờ, rất mực kinh hoàng. Sấm của Đức Giavê.

Giêrêmia, xin trời làm chứng như thể điều ông sắp nói ra là điều kỳ lạ và quá tin.

Vì dân Ta đã mắc phải hai điều bất hảo: chúng đã bỏ Ta, nguồn nước sống, để đào cho mình những cái bễ, mà là những bể rò không đựng được nước.

Đây là một hình ảnh đầy thi vị khó quên. Thật là khờ khạo, khi đã có một nguồn nước mát không cạn để dùng thỏa thích, lại đi xây một cái bể... mà lại là cái bể thủng đáy! Đó là thảm kịch của tội lỗi: Người ta tưởng mình sẽ gặp được hạnh phúc, vui thú. Nhưng đó là một cái bệ thủng đáy, lường

gạt, thất vọng.

Trên một bờ giếng, Đức Giêsu sẽ nói về mạch nước hằng sống, nước Người muốn cho, và chính Người là thứ nước ấy. (Ga 4,1-7-38, Kh 22,l).

Xin luôn ban cho con thứ nước ấy.

BÀI TIN MỪNG: Mt 13,10-17

Sao Thầy lại dùng dụ ngôn mà nói với họ.

Câu hỏi trên đây được nêu lên, xem ra bài giảng của Đức Giêsu không mang lại kết quả như người ta mong đợi. Phải chăng thất bại, thái độ cứng lòng tin của người ta lại không do cách nói mập mờ của Đức Giêsu sao?

Tại sao hình như Chúa che giấu sứ điệp của Chúa dưới dạng các dụ ngôn?

Bởi vì anh em thì được ơn hiểu biết các mầu nhiệm Nước Trời, còn họ thì không.

Đức Giêsu trả lời trước hết Thiên Chúa là “mầu nhiệm”

: Đó không phải là một thực tại dễ hiểu... tất nhiên là thế... vì không sáng tỏ, không rõ ràng Thiên Chúa không ở trong tầm cấp các sự vật: như ta sờ đụng một cục đá, ngắm một bóng cây, nghe một người bạn... Thiên Chúa không thuộc trật tự đó.

Mầu nhiệm Thiên. Chúa, trong tất cả sự phong phú của nó, cũng không là một chân lý khiến ta dễ hiểu. Đó là một bí mật, một mầu nhiệm chỉ được ban cho những ai sẵn sàng lắng nghe. Đó là thính giả phải nỗ lực để hiểu: ta chỉ có thể

hiểu được dụ ngôn nếu ta lắng nghe trong tinh thần Đức tin…

Cần phải dành thời gian suy niệm, chăm chú, biết vượt qua những hình ảnh bên ngoài, để gặp ở đó một ý nghĩa nội tâm.

Tôi có sẵn sàng tìm kiếm Thiên Chúa không? Có biết vượt qua lớp vỏ phủ che bên ngoài không?

Họ nhìn mà không nhìn…Họ nghe mà không không hiểu… chúng đã bịt tai nhắm mắt...

Đây là lý do thứ hai Đức Giêsu nêu lên.

Nếu mầu nhiệm Đức Giêsu đã là một bí mật khó khám phá, thì trên thực tế nhiều người cũng có tội vì không chịu kiếm tìm.

Có hai cách “nhìn" và "nghe": một cách hoàn toàn vật chất (tôi nghe lời nói, nghe tiếng ồn ào)... và một cách thiêng liêng.

Đức Giêsu nói với hết mọi người Thiên Chúa kêu gọi tất cả nhân loại, không phân biệt loại trừ một ai. Nhưng có một sự khác biệt lớn trong những mảnh đất mà hạt giống gieo xuống.

Chân lý Tin Mừng không là một nhận thức của trí hiểu: như Đức Giêsu nói, nó chỉ được cảm biến bằng trái tim.

Lòng hiểu được.

Nghĩa là "khởi sự theo Đức Giêsu”... là bắt đầu áp dụng vào đời sống điều ta đã khám tìm được.

Mắt anh em có phúc vì được thấy, tai anh em thật có phúc vì được nghe.

Lạy Chúa, xin ban cho chúng con cặp mắt mới, đôi tai bén nhạy đó.

Duyệt lại đời sống hệ tại việc “nhìn lại " với con mắt Đức tin những biến cố ta mới thoáng nhìn lần đầu bằng cái nhìn hoàn toàn. nhân loại.

Các dụ ngôn thuộc loại đó.

Toàn diện đời sống ta là một thứ dụ ngôn, mà ở đó Thiên Chúa ẩn mình và phán dạy. Ta có thể mới chỉ dừng ở bên ngoài các sự vật và biến cố hay đã “thấy" và nghe rõ Thiên Chúa giữa các trạng huống con người.

Nhiều ngôn sứ và nhiều người công chính đã mong thấy điều anh em đang thấy, mà không được thấy, nghe điều anh em nghe, mà họ không được nghe.

Phải, Đức Giêsu dám quả quyết, Người là “Đấng mà Dân Chúa mong chờ": Đó là thời gian mà mọi sự được thực hiện, mà tất cả điều là ân sủng...đó là giây phút kỳ diệu Thiên Chúa gặp gỡ con người.

Ta có biết chăm chú nhận ra giờ phút của Thiên Chúa Chúa

như thế, để đừng bỏ lỡ cơ hội gặp gỡ và lắng nghe Người không?

 

Giáo phận Nha Trang - Chú Giải

Lý do giảng dụ ngôn.

NHẬN THỨC VÀ ÁP DỤNG:

Bài Tin-Mừng hôm nay ghi lại lời Chúa Giê-su giải thích bằng lý do khiến Người giảng dạy bằng dụ ngôn.

Bài Tin-Mừng có ý nghĩa đối với mỗi chúng ta?

1. Các môn đệ thấy Chúa Giê-su thay đổi kiểu giảng dạy: giảng bằng dụ ngôn, thì ngạc nhiên và không hiểu gì, nên đã đến gần hỏi Đức Giê Su: “Sao Thầy lại dùng dụ ngôn mà nói với họ?”.

Đặt câu hỏi này các môn đệ không có ý thắc mắc, hạch hỏi, nhưng là để được giải thích cho hiểu rõ. Noi gương các môn đệ: những giáo lý chúng ta học hỏi, những lời Chúa chúng ta tìm hiểu, suy niệm … mà không hiểu hoặc có vẻ chói tai! Chúng ta cần khiêm nhường xin ơn Chúa soi sáng bằng việc cầu nguyện, bằng việc chạy đến những người có trách nhiệm giảng dạy và giải thích, để hiểu đến nơi đến chốn và khám phá ra giá trị và sức sống của lời Chúa cách sâu rộng hơn.

2. Chúa Giê-su giải thích lý do Chúa giảng bằng dụ ngôn:

Dụ ngôn là một cách hé mở mầu nhiệm và khơi lên trong lòng thính giả niềm mong ước tìm hiểu thêm. Những dụ ngôn không trình bày hết mầu nhiệm.

Cho nên với những người có thiện chí, biết theo dõi sự tò mò thánh thiện thì dụ ngôn khai mở con đường dẫn đến trọn vẹn; còn với những kẻ thiếu thiện chí thì mầu nhiệm vẫn được bảo toàn (Mt 7,6).

Sự khác biệt không phải tại Chúa, Người giảng dụ ngôn cho mọi người. Nhưng tại những người nghe: một bên đi theo sự gợi ý của dụ ngôn (các môn đệ), một bên không (các luật sĩ và biệt phái).

Đối với những người không có ý hướng ngay lành, không có thiện chí tìm hiểu lời Chúa và do đó không có lòng yêu mến lời Chúa, thì lời Chúa đối với họ là khó hiểu, khô khan mà có khi làm chói tai họ nữa. Nhưng đối với những ai có thành tâm thiện chí và lòng tin cậy mến yêu lời Chúa, thì lời Chúa trở nên sức sống, khiến họ thích thú, học hỏi và áp dụng vào đời sống …

3. “Ai đã có thì được cho thêm”:

Câu này có thể hiểu về những người Do Thái thời Chúa Giê-su, là những kẻ đang có đức tin truyền thống, đức tin này hướng về Đấng Cứu Thế như đối tượng chính; nhưng trong số này có những người nghe theo Chúa Giê-su thì được hiểu biết các mầu nhiệm Nước-Trời, còn những người khác thì ngay cái đang có, tức là lòng tin truyền thống, cũng sẽ bị lấy mất.

- Ơn Chúa mà chúng ta không biết dùng để thăng tiến đời sống, thì sẽ mất, và vì không có ơn Chúa thì những gì chúng ta đang có đều bị mất giá trị siêu nhiên. Chúng ta tin tưởng: ơn lại thêm ơn, nên trân trọng mọi ơn lành Chúa ban phần hồn phần xác, ơn chung cho cộng đoàn cũng như ơn riêng cho từng cá nhân.

- Lời Chúa mà chúng ta không học hỏi, suy niệm để sống, thì lời Chúa trở nên mất sức sống cho chúng ta, và như vậy đời sống nội tâm sẽ khô cằn và yếu đuối nguy hiểm cho sự sống đời đời.

4. Lời Ngôn sứ I-sai-a được trích ở đây Is 6,9-10 áp dụng cho lời giảng của Chúa Giê-su. Quả vậy, lời giảng của Chúa Giê-su đã nên dịp cho Ít-ra-en (những người cứng lòng tin) cứng lòng và đổ vỡ (Lc 2,34).

- Cứng lòng vì “lòng dân này đã ra đần độn, chúng đã nặng tai, còn mắt thì chúng nhắm lại”.

- Đỗ vỡ vì sự chai lỳ, cố chấp, khiến họ sợ hoán cải để được chữa lành (kẻo mắt thấy, tai nghe và lòng hiểu được mà hoán cải và rồi Ta sẽ chữa cho chúng lành”.

- Vì sự cứng lòng và cố chấp như vậy nên Chúa chỉ có thể nói với họ bằng dụ ngôn mà thôi, không phải Chúa muốn giấu kín mầu nhiệm với họ, mà vì mắt họ chưa có khả năng nhìn thẳng vào ánh sáng chói lòa của Nước-Trời, nghĩa là họ chưa có thiện chí.

- Việc Chúa dùng dụ ngôn dạy họ là cách Chúa thương họ, ban cho họ ánh sáng mờ mờ vừa tầm mắt họ và tiếp tục hy vọng họ mở lòng ra đến với Người, xin tìm hiểu thêm về Nước-Trời để Người giải thích và mạc khải cho họ.

- Vậy chính phía họ không có lòng và chẳng có thực tâm tình, trông khi phía Chúa vẫn không ngừng sự thật một cách hợp với họ và ban diễm phúc cho họ.

- Qua ý nghĩa trên đây, chúng ta hy vọng và tin tưởng ở những người chai lì trong tội dưới mọi hình thức, có thể được tác động do những biến cố, những sự kiện xảy ra trong đời sống bản thân, gia đình, xã hội để thức tỉnh lương tâm và trở lại với Chúa.

©2020 - GIÁO XỨ HƯNG VĂN. All rights reserved.